Bể phốt được xây dựng là lưu giữ các chất thải sinh hoạt hằng ngày ở dạng đặc và lỏng một thời gian để chúng phân hủy thành chất lỏng rồi chảy vào cống thoát chung. Bể phốt chỉ hoạt động hiệu quả khi được đậy kín giúp vi sinh vật kỵ khí phân hủy chất thải hữu cơ nhanh chóng hơn. Vậy việc thiết kế kích thước bể phốt gia đình như thế nào là phù hợp nhất được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Vai trò của bể phốt trong cuộc sống hiện nay
Mỗi gia đình hiện nay đều phải có một cái bể phốt riêng biệt để có thể đáp ứng được những nhu cầu hằng ngày. Một cái bể phốt đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng được ba chức năng: Lưu trữ các loại chất thải ở dạng chất rắn, tiếp đó là lưu trữ bọt váng và bùn, cuối cùng là xử lý về mặt sinh học hiệu quả.
Trong quá trình phân hủy các loại chất thải của gia đình thì chất rắn đọng lắng ở dưới đáy bể tích tụ lại lơ lửng bên trên, bọt váng thì nổi trên bề mặt còn khí thoát ra bên ngoài. Bể phốt phục vụ cho tất cả mọi người về vấn đề vệ sinh hằng ngày từ 1 hộ gia đình hoặc 1 nhóm hộ gia đình như: chung cư, văn phòng, bệnh viện, trường học, nhà hàng…. thì không thể thiếu đi tầm quan trọng của chiếc bể phốt.
Với nguyên lý hoạt động vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì không ai có thể phủ nhận được. Chỉ cần hoàn thiện một cái bể phốt để cho nước chảy vào bể phốt được lắng cặn, lên men, phân hủy sinh học hiếm khí, rồi cuối cùng làm cho các chất rắn tan dần trong nước, bớt mùi hôi thối là kết thúc một quy trình hoạt động.
Kích thước bể phốt gia đình
Tùy vào từng không gian, diện tích ngôi nhà cũng như yêu cầu của từng gia chủ mà bể phốt được xây dựng với một kích thước phù hợp. Thông thường bể phốt gia đình có 3 ngăn gồm : Ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạch
- Bê tông cốt thép
- Một số dụng cụ cần thiết để tiến hành thi công.
Qúa trình xây dựng
- Xác định lưu lượng chất thải sinh hoạt
- Xác định thể tích bể chứa cần làm
- Căn cứ vào địa hình, không gian ngôi nhà mà đặt vị trí phù hợp
- Chọn giải pháp vật liệu xây dựng bể phốt chất lượng và hiệu quả.
Quy trình hoạt động của bể phốt :
- Ngăn chứa : Nước thải trực tiếp đi vào chiếm 1/2 thể tích bể, phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí.
- Ngăn lắng : Nước thải qua ngăn lắng chiếm 1/4 thể tích bể còn lại, tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí. Nhờ vậy các chất hữu cơ bị phân hủy một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan.
- Ngăn lọc : Nước thải qua ngăn lọc chiếm thể tích 1/4của bể, ngăn này vẫn còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ do đó cần phải thêm thời gian để phân huỷ tiếp rồi thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, lỗ thông hơi của bể phốt rất quan trọng để lượng khí hình thành trong quá trình lên men không bị tích tụ, nên bạn cần lưu ý trong quá trình thi công. Ống thông hơi được hiết kế theo hướng đi lên mái, vượt qua mái khoảng cách ít nhất là 30cm và có ống quay ngang để tránh mưa các vật rơi vào làm tắc ống và tránh được mùi thoát ra từ bể phốt gây ô nhiễm xung quanh.
Với tầm quan trọng mà chiếc bể phôt mang lại nên được các gia chủ quan tâm kỹ lưỡng trước khi xây. Bởi vì, nó là nơi chứa các chất thải hằng ngày của cả gia đình nếu không được chú tâm thì không may có sơ xuất gì xảy ra lại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, sức khỏe cả nhà và lại gây tốn kém chi phí tu sửa. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của bể phốt cũng như cách thi công như thế nào cho hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm bài viết tại đây :
Kích thước bể phốt gia đình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét