Cách bố trí thép sàn nhà dân dụng là yêu cầu quan trọng trong các công trình xây dựng, đây là kết cấu chịu lực trực tiếp và hệ thống thép sàn được đỡ bởi hệ thống dầm, dầm truyền tải trọng lượng lên cột và cột truyền tải trọng xuống dưới móng. Để đảm bảo chất lượng thi công thì việc bố trí thép sàn cần được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Để hiểu rõ hơn về cách bố trí thép sàn thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau.
Vai trò của sàn nhà
Sàn nhà là bộ phận nằm ngang và được cấu tạo giúp phân không gian của nhà thành các tầng lầu khác nhau. Sàn nhà đóng vai trò quan trọng trong việc giằng giữ, liên kết với cột, dầm và tường giúp đảm bảo tính ổn định chung cho toàn bộ ngôi nhà.
Ngoài việc phải chịu một tải trọng lớn từ bản thân mình cùng với tường, cột đặt lên thì sàn còn chịu nhiều trọng lượng khác như con người, đồ vật... nên khi bố trí thép sàn nhà bạn cần phải lưu ý thật cẩn thẩn để sàn không bị nứt, gãy sập gây nguy hiểm cho cả gia đình.
Sàn có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt: Không những có khả năng nâng đỡ mà sàn còn có khả năng cách âm, cách nhiệt giữa các tầng với nhau. Điều này tạo ra tính riêng tư, thoải mái cho sinh hoạt của cả gia đình. Nếu trong quá trình thi công mà yếu tố này được đảm bảo thì đời sống sinh hoạt giữa các thành viên trong nhà mình sẽ không bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Chống cháy cao: Vật liệu làm sàn bằng bê tông cốt thép thì khả năng chống cháy cực kỳ tốt và chịu được nhiệt độ cao mà không làm biến dạng kết của toàn bộ sàn nhà.
Chống ăn mòn và chống thấm: Không giống như sàn nhà được làm bằng gỗ luôn luôn bị các côn trùng gây hại ăn mòn và nước thấm có thể gây mục nát, sàn nhà được là bằng bê tông cốt thép thì lại có khả năng chống bị bào mòn và chống thấm vô cùng tốt.
Cách bố trí thép sàn nhà dân dụng
Sàn bê tông cốt thép toàn khối là dạng sàn nhà được đổ liền khối cùng lúc và đây là dạng phổ biến nhất với độ ổn định cao, tuổi thọ lớn nên được nhiều người áp dụng, nhưng áp dụng phương pháp này thì quá trình thi công khá phức tạp và kéo dài. Hiện nay có hai cách để thi công sàn nhà:
- Sàn 1 phương:
+ Đây là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương và liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm.
+ Sàn 1 phương là ô sàn chỉ được đỡ 2 cạnh đối xướng với nhau. Kết cấu sàn chỉ làm việc theo một phương và tổng tải trọng được truyền theo phương vuông góc với dầm đỡ. Vì sự khác nhau về chiều dài nên tải trọng không truyền tới dầm theo phương cạnh ngắn và thép chịu lực chỉ được bố trong một phương của ô sàn.
- Sàn 2 phương:
+ Đây là dạng sàn chịu uốn theo 2 phương và liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm.
+ Sàn hai phương là ô sàn được đỡ 4 cạnh có tỷ số cạnh dài, cạnh ngắn phải lớn hơn hoặc bằng 2. Do đó tải trọng sẽ được truyền tới tất cả các dầm đỡ nên cốt thép chịu lực sẽ được bố trí cả 2 phương của ô sàn.
Để bố trí thép sàn cho hợp lý trước khi đổ bê tông cho hiệu quả thì cần phải xác định nội lực của sàn 1 phương và sàn 2 phương. Để làm được điều này thì bạn có thể tra bảng, tuy đây là phương pháp truyền thống nhưng lại được nhiều người sử dụng. Bởi vì phương pháp này khá là đơn giản và mang tính an toàn cao. Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp phần tử hữu hạn. Ưu điểm khi áp dụng phương pháp này là nó phản ánh được sự làm việc đồng thời của toàn bộ kết.
Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên mà chúng tôi đã chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn trong việc bố trí sàn thép nhà dân dụng để có được một kết cấu an toàn và bền vững nhất.
Xem nguồn bài viết tại đây :
Cách bố trí thép sàn nhà dân dụng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét