Hiện nay, mỗi gia đình đều nên có một hầm rút nước thải để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho môi trường xung quanh, cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả nhà. Vậy bạn đã biết cách làm hầm rút nước thải an toàn và hiệu quả nhất chưa. Nếu chưa thì hãy cùng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Lý do cần phải xây dựng một hầm rút nước thải
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người đều thải ra ngoài môi trường vô số các chất thải khác nhau. Nếu các chất thải này không được xử lý kịp thời và đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của chúng ta đấy. Vì vậy, việc xây dựng một nơi để chứa và xử lý các chất thải đóng vai trò vô cùng quan trọng mà bạn nên lưu ý.
Việc xây dựng hầm rút nước thải cũng cần phải tốn chi phí nhưng lợi ích mà nó mang lại cho chúng ta thì không hề nhỏ. Thông thường, thể tích cho một hầm rút nước thải tùy thuộc vào số lượng các thành viên trong gia đình sử dụng lượng nước khác nhau. Do đó trước khi xây dựng bạn nên tính toán cẩn thận và chính xác để sử dụng cho phù hợp. Hiện nay, hầm chứa nước thải được chia thành 2-3 ngăn hay xây bằng gạch hoặc bê tông thì tùy theo yêu cầu của từng gia đình nhưng trong đó nhất định có 1 ngăn chứa và 1 ngăn lắng nước thải.Ở mỗi đầu ngăn chứa phải có nắp đậy được trát kín, điều này giúp việc kiểm tra hoặc hút thông hầm chứa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi xây ngăn chứa và ngăn lắng phải được thông với nhau để đảm bảo yêu cầu.
Vị trí làm hầm rút nước thải cần được chọn lựa kỹ trước khi thi công và tốt nhất là nên có khoảng cách với nhà ở để đảm bảo môi trường nhà ở được thông thoáng, sạch sẽ. Bạn cũng nên lưu ý trong việc chọn các vật liệu để đảm bảo chất lượng và có độ bền cao. Việc kiểm tra hầm định kì hoặc xử lý hầm hút nước thải để tránh tình trạng đầy nghẹt, nếu không thì mùi mồ hôi khó chịu sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng của mọi người đấy.
Cách làm hầm hút nước thải đúng cách
Bước 1 : Xác định vị trí làm hầm hút nước thải để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Tùy thuộc vào không gian, diện tích hay sở thích của mỗi gia chủ thì sẽ có một vị trí thích hợp nhất.
Bước 2 : Tính toán chính xác diện tích hầm chứa sao cho phù hợp với lượng nước thải mà mỗi ngày các thành viên trong gia đình sử dụng để tránh tình trạng thải ra quá tải. Thông thường thể tích của hầm cho một gia đình có 5 đến 7 người khoảng 2m3 là được. Trong đó, hầm được chia thành 2 hoặc 3 ngăn tùy vào nhu cầu mỗi gia đình.
+ Ngăn chứa của hầm phải đặt 1 ống thông hơi đường kính sử dụng từ 27mm hoặc 34mm, phía trên ống nên gắn cút chữ T, cao hơn mái nhà khoảng 30 – 40cm.
+ Hai đầu ngăn chứa có 2 nắp kiểm nhưng phải luôn được trát kín.
+ Giữa ngăn chứa và ngăn lắng thông với nhau bằng cút chữ L đặt ngược và đường kính giữa chúng khoảng 90mm hoặc 114mm.
Bước 3 :Khi xây xong phải đổ đầy nước vào hầm rồi mới được sử dụng.
Ưu và nhược điểm khi xây dựng hầm rút nước thải
Ưu điểm:
- Sạch sẽ hợp vệ sinh.
- Không có ruồi, nhặng vây quanh...
- Sử dụng thuận tiện.
Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng được ở nơi có nhiều nước.
- Giá thành cao hơn so với các loại hình khác.
Với những lưu ý khi làm hầm rút nước thải và cách xây hầm đúng cách mà chúng tôi chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn không đủ tự tin và muốn tìm kiếm một đơn vị thi công hầm chứa đảm bảo chất lượng, chuyên nghiệp và giá cả hợp lý thì có thể tìm đến công ty môi trường Minh Khánh Trung để có thể sở hữu một cái hầm chứa nước thải an toàn, hiệu quả nhất. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào thì có thể liên lạc với chúng tôi qua :
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG MINH KHÁNH TRUNG
Địa chỉ: 111 Nguyễn Khánh Toàn, Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905.644.962 – 02363.505.717
Đọc thêm bài viết ở đây :
Cách làm hầm rút nước thải
0 nhận xét:
Đăng nhận xét