Như bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ về cách đặt ống nước trong hệ thống bể phốt gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn thiết kế chi tiết về bể phốt gia đình.
Hiện nay thiết kế bể phốt có hai dạng chính: bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn. Ở nước ta thì bể phốt 2 ngăn phổ biến hơn.
Với một công trình vệ sinh việc tìm ra được bản thiết kế bể phốt phù hợp với địa hình vừa tiết kiệm chi phí luôn là khó khăn đặt ra. Nếu như những ai muốn tự mình xây dựng bể phốt cho gia đình thì thật sự cần hiểu kĩ những thiết kế cũng như nguyên lý hoạt động của bể phốt để đảm bảo chất lượng khi đưa vào sử dụng. Bản thiết kế bề phốt gia đình là một phần rất quan trọng là tiền đề để xây dựng và lắp đặt hệ thống đường ống trong nhà vệ sinh.
[caption id="" align="aligncenter" width="800"] cách xây bể phốt trong nhà ống[/caption]
Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt hai ngăn. Bể phốt hai ngăn gồm một ngăn chứa phân và một ngăn dùng để lắng phân hầm cầu trước khi những chất thải đã được lọc thải trực tiếp ra bên ngoài. Nếu chia bể phốt làm ba phần thì ngăn chứa sẽ chiếm hai và một phần dành cho ngăn còn lại.
Nguyên tắc hoạt động củ bể phốt hai ngăn: chất thải sau khi được thải từ bồn cầu xuống hầm chứa thứ nhất sẽ được giữ lại những hợp chất dễ phân hủy và thành chất bùn, phần nước còn tồn đọng sẽ theo ống thông qua bể lắng. Ở giai đoạn này nước được lọc lại loại bỏ những tạp chất cũng như làm giảm bớt mùi trước khi được thải trực tiếp ra môi trường.
Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cửa bể phốt ba ngăn chia ra hai loại tùy vào nhu cầu của gia đình bao gồm: 1 chứa – 2 lắng hoặc 1 chứa – 1 lắng – 1 lọc, loại thứ hai thường được đưa vào sử dụng phổ biến hơn. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về loại gồm 3 ngăn là chứa, lắng, lọc. Nếu chia bể phốt ba ngăn ra làm bốn phần thì ngăn chứa sẽ chiếm hai phần, hai phần còn lại chia đều cho hai ngăn lắng và lọc. Phần ngăn chứa nguyên tắc hoạt động của nó cũng giống như bể phốt hai ngăn. Khác ở đây là các chất thải được lọc kĩ hơn thêm một vòng nữa trước khi thải ra môi trường. Với thiết kế những ngăn chi tiết của bể phốt ba ngăn giúp người sử dụng hình dung rõ ràng hơn công dụng của từng ngăn cũng như bể phốt trong gia đình.
Về nguyên vật liệu dùng để xây bể phốt có hai nguyên vật liệu thường được sử dụng là gạch nung và bê tông. Hiện nay do sự phát triển về nhu cầu nhiều doanh nghiệp còn đúc sẵn bể phốt bằng nhựa hoặc bê tông để bán ra thị trường.
Lựa chọn bể phốt nào thì phù hợp còn dựa vào số lượng chất thải của gia đình bạn thải ra hằng ngày. Việc đặt vị trí của các bể phốt phải thuận tiện cho việc hút làm vệ sinh sau này.
Hi vọng với những kiến thức cơ bản trên sẽ cung cấp cho những kiến thức cơ bản về thiết kế bể phốt trong gia đình. Dù là lựa chọn bể phốt nào sau quá trình sử dụng cũng cần thông hút để tránh tình trạng ứ đọng. Chúng tôi cung cấp đầy đủ những dịch vụ trên hãy liên hệ để có thể hỗ trợ.
Tham khảo thêm bài viết tại đây :
Cách thiết kế bể phốt gia đình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét